Tổng hợp các bệnh thường gặp ở gà chọi mà bạn cần biết

các bệnh thường gặp ở gà chọi

Khi nuôi gà đá, nếu không chú ý đảm bảo sức khỏe cho gà thì sẽ dễ khiến cho gà đá bị mắc bệnh. Đây là điều mà các sư kê không hề mong muốn. Đặc biệt là những con gà chiến đang chuẩn bị tham gia những giải đấu lớn. Sau đây, nhacai68 sẽ tổng hợp danh sách các bệnh thường gặp ở gà chọi. Anh em nào quan tâm thì nhớ tham khảo và lưu lại bài viết này nhé.

Bệnh tụ huyết trùng gà (2 biến thể)

Nổi bật nhất trong các bệnh thường gặp ở gà chọi. Đó chính là loại bệnh tụ huyết trùng gà. Loại bệnh này hình thành là do gà bị nhiễm chủng virus Pasteurella multocida.

Tụ huyết trùng gà là một căn bệnh khá nguy hiểm ở gà chọi
Tụ huyết trùng gà là một căn bệnh khá nguy hiểm ở gà chọi

Thời điểm bệnh này bùng phát nhiều nhất là khi thời tiết và môi trường xung quanh thay đổi. Nếu gà bị nhiễm bệnh thì sẽ có các triệu chứng như:

  • Bỏ ăn, dáng đi uể oải
  • Phân loãng hoặc tiêu chảy
  • Thường hay có dịch nhầy (hoặc máu) ở vùng mỏ và mũi.
  • Phần mào gà bị thâm tím
  • Có dấu hiệu khó thở và có thể bị chết do ngạt đường thở.
  • Những trường hợp nặng có thể bị chế bất ngờ trong khi đang ăn.

Cách chữa trị đối với gà chọi bị nhiễm bệnh tụ huyết trùng gà:

  • Bổ sung đề kháng, vitamin cho gà chọi như B-Complex, C, điện giải.
  • Khi cho gà ăn nhớ cho thêm Streptomycin, Enrofloxacin hoặc Neomycin.

Bệnh đậu gà (hơn 80% gà đá mắc phải loại bệnh này)

Căn bệnh này rất nguy hiểm, nó có thể khiến cho sức khỏe của gà chọi giảm sút đáng kể nếu không điều trị kịp thời. Cho nên, trong danh sách các bệnh thường gặp ở gà chọi, bạn cần phải chú ý đến loại bệnh này.

Bệnh đậu gà chọi dễ điều trị nếu như phát hiện kịp thời
Bệnh đậu gà chọi dễ điều trị nếu như phát hiện kịp thời

Cách nhận biết rất đơn giản. Bạn chỉ cần quan sát xung quanh vùng đầu gà. Nếu trông thấy những hạt mụn nước nhỏ li ti thì đó chính là dấu hiệu của bệnh đậu gà.

  • Mào gà chuyển màu tím, thở khó và thường xuyên hở mỏ.
  • Vùng niêm mạc ở miệng có nhiều đốm màu đỏ.
  • Thường có dịch nhầy xuất hiện ở vùng mũi.
  • Cơ thể trở nên yếu ớt và chết dần.

Cách điều trị bệnh đậu gà ở gà chọi rất đơn giản.

  • Thường xuyên vệ sinh chuồng trại nơi có gà bị nhiễm bệnh đậu gà.
  • Cho gà uống thêm vitamin A để ngăn ngừa tình trạng mờ mắt gà.
  • Các hạt mụn đậu gà sau khi được cạy ra thì nhớ dùng muối loãng hoặc Glycerin10% để vệ sinh.
  • Trường hợp không cạy mụn gà. Các bạn nên sử dụng thêm dung dịch Lugol 1% để thoa lên các hạt mụn gà. Áp dụng liên tục sẽ giúp mụn đậu gà tự rụng.

Bệnh Chronic respiratory Disease (hô hấp mãn tính ở gà đá)

Trong số các bệnh thường gặp ở gà chọi, thì chứng bệnh hô hấp mãn tính sẽ khiến cho sức lực của gà đá giảm đi rất nhiều. Thậm chí, nếu bệnh tái phát nặng có thể làm cho chiến kê ngừng thở.

Nếu không phát hiện sớm có thể khiến cho gà chọi bị mù mắt
Nếu không phát hiện sớm có thể khiến cho gà chọi bị mù mắt

Nguyên nhân chính khiến gà chọi mắc bệnh, đó là do nhiễm phải chủng virus có tên Mycoplasma. Loại virus này chủ yếu xâm nhập vào cơ thể gà chọi bằng đường hô hấp hoặc đường tiêu hóa. Thậm chí, khi nuôi nhốt những chú gà chọi khỏe mạnh chung chuồng với những con gà bệnh thì cũng sẽ bị lây nhiễm.

Triệu chứng của bệnh hô hấp mãn tính ở gà chọi thường là:

  • Các bộ phận như mắt, mũi, mỏ gà đều sẽ có dịch nhầy màu trắng đục.
  • Hô hấp khó khăn, khi thở phát ra tiếng thở khò khè.
  • Ăn ít, lâu lớn và có biểu hiện bị sốt. Trường hợp nặng có thể bị mù mắt hoặc chết đột ngột.

Cách chữa trị bệnh hô hấp mãn tính ở gà chọi:

  • Cần phải rà soát và tách những con gà bị bệnh ra ở chuồng riêng biệt.
  • Bổ sung thêm khoáng chất, vitamin cho gà như C, Gentamicin, Tylosin (dành cho hô hấp) hoặc Az.apracin 50.
  • Vệ sinh lại toàn bộ chuồng gà, luôn giữ cho thông thoáng.

Bệnh Gumboro ở gà chọi

Trong các bệnh thường gặp ở gà chọi thì đây chính là một loại bệnh khá đặc biệt.

Khả năng miễn dịch của gà chọi sẽ suy giảm khi mắc bệnh Gumboro
Khả năng miễn dịch của gà chọi sẽ suy giảm khi mắc bệnh Gumboro
  • Khi gà chọi bị nhiễm bệnh thì nó sẽ có thói quen mổ vào phần hậu môn của những con gà khác.
  • Ngoài ra, dáng đi của gà cũng rất yếu ớt, phần lông luôn xù lên và không giữ độ mượt như thông thường.
  • Khả năng ăn uống giảm, hay bỏ cữ ăn.
  • Phân gà bị loãng, có dính chút máu, xung quanh hậu môn cũng rất hay bị dính phân.

Cách chữa trị khi gà chọi mắc bệnh Gumboro:

  • Gà chọi nếu mắc phải căn bệnh này thì hệ miễn dịch trong cơ thể sẽ suy yếu. Do đó, sư kê cần phải tránh lạm dụng cho gà uống kháng sinh.
  • Thay vào đó, hãy cho gà tiêm phòng chống bệnh Gumboro theo định kỳ. Luôn giữa chuồng trại sạch sẽ và tránh để ẩm.
  • Khi gà sốt bất thường, dùng Analgin để giúp gà giảm sốt.
  • Kết hợp bổ sung cho gà chọi thêm ít men tiêu hóa vào khẩu phần ăn mỗi ngày. Đồng thời, nhớ cho gà uống thêm một số loại thuốc giúp giải độc gan như Biomun hoặc Toxy Nil plus liquid.

Bệnh Marek khiến gà dễ bị liệt

Trong quá trình nuôi dưỡng gà đá, việc theo dõi và chữa trị khi gà mắc bệnh luôn là điều cần thiết. Tuy nhiên, nếu gà chọi của bạn mắc phải chứng bệnh như Marek thì sẽ có nguy cơ giảm khả năng sinh sản sau này.

Hơn 85% gà chọi bị liệt chân do nhiễm bệnh Marek
Hơn 85% gà chọi bị liệt chân do nhiễm bệnh Marek

Do đó, nếu đánh giá về mức độ nguy hiểm về các bệnh thường gặp ở gà chọi. Có lẽ, loại bệnh này cần phải điều trị kịp thời.

Một số triệu chứng thường gặp nhất khi gà mắc bệnh Marek:

  • Cơ thể gầy, dáng đi ủ rũ, trông rất mệt mỏi và thiếu sức sống.
  • Ăn uống thất thường, thường bỏ bữa ăn.
  • Cánh không thể giữ cố định, thường hay bị xệ cánh, di chuyển khó khăn.
  • Phân thải ra trông rất lỏng, có nhiều bợn trắng trong phân gà.
  • Đối với gà đá thì khả năng đạp mái giảm.

Cách chữa trị khi gà mắc bệnh Marek:

  • Hiện tại, loại bệnh này vẫn chưa có thuốc chữa trị chuyên dụng. Cho nên, người nuôi gà chọi cần phải chú ý theo dõi tình trạng của gà. Nếu có dấu hiệu bị bệnh thì nên cách ly chúng ra chuồng riêng.
  • Chuồng trại nơi có gà phát bệnh cần phải được vệ sinh sạch sẽ và phun kháng khuẩn.
  • Những con gà chung chuồng với gà bệnh cần phải bổ sung thêm vitamin C, Glucozo.

Bệnh dịch tả ở gà chọi (bệnh Newcastle)

Trong số các bệnh thường gặp ở gà chọi có thể khiến chiến kê của bạn tử vong nhiều nhất. Đó chính là loại bệnh dịch tả gà, hoặc có thể gọi là bệnh Newcastle. Và nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng gà bị dịch tả là do dính phải virus Paramyxovirus serotype.

Bệnh dịch tả là bệnh nguy hiểm trong các bệnh thường gặp ở gà chọi
Bệnh dịch tả là bệnh nguy hiểm trong các bệnh thường gặp ở gà chọi

Triệu chứng của loại bệnh này sẽ phụ thuộc vào 3 biến thể phát bệnh:

  • Nếu nhiệm bệnh và phát tác nhanh thì sẽ chết ngay sau đó.
  • Gà sẽ chán ăn, lông xù lên, dáng đi ủ rũ, đầu không giữ thẳng.
  • Thở khó, bị sốt, lười vận động và chỉ thích nằm yên 1 chỗ.
  • Diều trông to nhưng thật chất không có gì bên trong.
  • Phân gà thải ra có lẫn máu.
  • Dáng đứng yếu ớt, thường hay bị té về 1 phía.

Cách chữa trị khi gà chọi mắc phải bệnh dịch tả:

  • Loại bệnh này đến nay vẫn chưa có thuốc đặc trị chuyên dụng. Tuy nhiên, người nuôi gà có thể sử dụng Az.Moxy 50s hoặc Via.Gentacos.
  • Đồng thời, nhớ tách gà bệnh ra ở riêng. Sau đó, tiến hành vệ sinh toàn bộ chuồng trại nơi có gà bị dịch tả. Mặt khác, bạn cũng có thể cho gà uống thêm Vitamin C hoặc chất điện giải.

Bệnh cúm gia cầm ở gà chọi

Gà chọi vốn cũng là một loại gia cầm. Cho nên, khi chúng ta tìm hiểu về các bệnh thường gặp ở gà chọi. Chắc chắn sẽ không thể bỏ sót loại bệnh nguy hiểm này.

Gà chọi khi nhiễm cúm gia cầm thì khả năng sống sót sẽ rất thấp
Gà chọi khi nhiễm cúm gia cầm thì khả năng sống sót sẽ rất thấp

Bởi vì gà chọi một khi đã bị nhiễm bệnh cúm gia cầm thì sức đề kháng sẽ giảm. Đồng thời, các đòn đá của gà cũng sẽ trở nên thiếu uy lực. Những trường hợp nặng hơn có thể chết trong vòng 24 tiếng nhiễm bệnh.

Triệu chứng thường gặp nhất khi gà chọi mắc bệnh cúm gia cầm:

  • Thân nhiệt gà bị nóng sốt, phần mắt gà bị chảy nước.
  • Gà bệnh sẽ hay đứng tụm lại thành đàn, lông xù lên, phần đầu bị phù to.
  • Mào gà tím tái, có gân máu ở chân gà, bọt nhầy xuất hiện ở mỏ gà.
  • Ăn ít, bỏ ăn, phân thải ra rất loãng có kèm máu.

Cách điều trị khi gà chọi bị nhiễm cúm gia cầm:

  • Diệt hết toàn bộ gà bị nhiễm bệnh và cách ly khỏi đàn.
  • Vệ sinh chuồng trại, quét dọn hết phân gà.
  • Bổ sung kháng sinh cho gà.
  • Những con gà chọi khỏe mạnh khác nên tiêm thêm vacxin phòng chống bệnh cúm gà.

Trên đây là thông tin chung về các bệnh thường gặp ở gà chọi. Trong quá trình chăm sóc gà, nếu anh em phát hiện chiến kê có những tình trạng nêu trên. Vậy thì nhớ điều trị kịp thời để tránh bệnh tình của gà chuyển biến nặng hơn nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *